Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay trong xã hội và nhất là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại trường tiểu học. Chất lượng VSATTP liên quan đến quá trình từ khâu sản xuất tới khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là công việc của toàn dân. Với nghành giáo dục, trong đó bậc tiểu học có trách nhiệm lớn vì công việc VSATTP có liên quan đến tổ chức ăn tập thể cho đông đảo lực lượng cán bộ, giáo viên và học sinh. Cơ sở giáo dục tiểu học là nơi tập trung đông học sinh ăn bán trú.
Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 916 học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho học sinh, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho học sinh
Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm công ty Hương Việt Sinh, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; đội ngũ nhân viên nhà bếp đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như; treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường, để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe học sinh.
Ngộ độc thực phẩm là bệnh do ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Các nguyên nhân gây ra bệnh do thực phẩm bao gồm: vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng.
Do vậy, việc biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên nắm vững
1. Ăn đồ chín, còn hạn
Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái.
Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng
2. Tách biệt đồ sống và chín
Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống;
Nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống
3. Đậy thức ăn
Khi không để tủ lạnh cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi, côn trùng..
4. Đun lại
Thức ăn thừa cần được hâm nóng hoặc đun nóng ở nhiệt độ hơn 70 độ C – 100 độ C trước khi ăn
Nhiệt độ sôi 100 độ C hầu hết vi khuẩn bị tiêu diệt.
5. Bảo quản lạnh
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.
Nhiệt độ 0-6 độ C Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm không sinh sản được ở nhiệt độ này
Nhiệt độ đông lạnh 0 đến -12độ C nhiệt độ đông lạnh ngăn chặn mọi sự sinh sản của vi khuẩn.
6. Rửa tay
Bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...
7. Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ.