Ở thủ đô Hà Nội cũng có những lễ hội truyền thống nổi tiếng. Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội ở Việt Nam thu hút nhiều sự quan tâm của đồng bào cả nước.
Lễ hội Chùa Hương
Khi cửa rừng Hương Sơn mở ra, hoa nở trắng núi đồi và vạn vật chìm trong màn sương huyền ảo, huyện Mỹ Đức, Hà Nội lúc này ngày cũng như đêm, các chuyến đò ở Bến Đục không bao giờ thôi tấp nập khách. Quần thể chùa Hương gồm Bến Đục, suối Yến, đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích, suối giải oan, đền cửa vòng, ...và nhiều di tích tâm linh khác. Chùa Thiên Trù là nơi diễn ra phần lễ chính với nhiều nghi thức cúng Phật linh thiêng và trang trọng, luôn nghi ngút khói hương quanh năm. Phần Hội tại chùa Hương rất nhộn nhịp với các hoạt động như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo hát vang tại sân chùa hay sân nhà Tổ.
Ngoài ra, các lễ hội như lễ hội chùa Thầy, lễ hội đền Gióng - Sóc Sơn, lễ hội Đền Hai Bà Trưng - Mê Linh; lễ hội đền Cổ Loa - Đông Anh...Lễ hội làng Lễ Mật cũng là một lễ hội truyền thống lâu đời ở Hà Nội với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian độc đáo, thu hút nhiều người tham dự.
Lễ hội Chùa Thầy
Tạm biệt thủ đô Hà Nội, chúng ta cùng đến với Hội Lim là lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh, nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, trữ tình và sâu lắng. Các làn điệu quan họ với nội dung ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các anh hùng dân tộc, hát về cảnh đẹp đồng quê, người dân lao động và hát về tình yêu đôi lứa. Từ hát “mời trầu” đến hát “gọi đò”, “con sáo sang sông”, “con nhện giăng mùng”… đều làm say đắm lòng người. Ngoài ra, du khách còn được trực tiếp tham gia vào các trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên...
Hội Lim
Ngược lên vùng núi phía Tây Bắc Bộ, mời các bạn cùng đến với lễ hội Căm Mường, Lai Châu.
Lễ hội nhằm cầu nguyện cho một năm mới sung túc, điều lành ở lại, điều dữ mang đi. Đây là lễ hội có từ khá lâu đời của người dân vùng cao. Phần hội theo sau diễn ra rất đặc sắc với màn thổi sáo mẹ, sáo con của những chàng trai hòa theo tiếng hát, tiếng ca của những cô gái. Ngoài ra, hội còn có trò chơi ném còn quen thuộc, đẩy gậy, đá gối...Người dân tộc Lự trong những ngày này vui chơi hết mình để tận hưởng trọn vẹn niềm vui trước khi bắt đầu cuộc sống thường ngày.
Tiếp theo, mời các bạn đến với lễ hội Cầu Ngư, là một trong những lễ hội Việt Nam nổi tiếng, đồng thời cũng là lễ hội lớn nhất ở các vùng miền Trung.
Lễ hội Cầu Ngư
Vào ngày đầu tháng giêng, những ngư dân tại Thừa Thiên Huế tấp nập chuẩn bị cho lễ cầu ngư. Đây là nghi lễ quan trọng cầu cho sóng yên biển lặng, tôm cá đầy ghe và cuộc sống của người chài lưới thêm phần sung túc. Phần hội ở đây rất đặc sắc với nhiều trò diễn hài hước, phóng khoáng. Đám trẻ trong làng sẽ mặc những trang phục hóa trang thành những con cá nhỏ. Người lớn thì quây thành vòng tròn tượng trưng cho hình ảnh người ngư dân đánh bắt được cá, giữ cho cá không thoát ra ngoài. Sau khi đánh bắt, cá được đem đi cúng Thành Hoàng, cá được đưa ra chợ bán do người dân tái hiện lại cảnh những chợ cá tấp nập kẻ mua người bán, trả giá, trả tiền,...Kết thúc hoạt cảnh diễn trò cầu ngư là hình ảnh những con tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân trở về với cá, tôm, mực đầy khoang, báo hiệu mùa bội thu.
Từ phương Nam ấm áp, mời các bạn đến với lễ hội Núi Bà Đen ở Tây Ninh nguyện cầu một năm mới an khang, thịnh vượng, tài lộc.
Từ chân núi đi lên, rất nhiều chù chiền, miếu, hang động và tượng như Điện Bà, chùa Phật, động Thanh Long, động Huyền Môn, động Kim Quan, tháp Tổ...nhưng Điện Bà là đông nhất. Quanh năm hương khói nghi ngút. Từ Tây Ninh, sau khi tham dự ngày hội, chúng ta có thể mua rất nhiều đặc sản như bánh tráng, ....nổi tiếng thơm ngon. Vừa vãn cảnh đầu năm vừa thưởng thức đặc sản là những niềm vui vừa giản dị vừa ý nghĩa trong mùa xuân này.
Ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng mình còn có rất nhiều lễ hội, không chỉ vào tháng giêng, mùa xuân mà còn trải dài khắp bốn mùa trong năm. Hi vọng rằng các bạn học sinh nói chung và các bạn DKPS nói riêng sẽ giữ gìn, tìm hiểu, khám phá và giới thiệu với các bạn bè trên thế giới về văn hóa nước mình.