Đầu tiên, chúng ta phải hiểu sách là gì? Sách là món ăn tinh thần, mang lại sự thư thái, thoải mái, tạo cảm hứng cho người đọc, giúp họ cảm thấy thoải mái sau những ngày dài học tập và làm việc. Sách cũng có thể coi là một dạng tài liệu, một hình thức tự học đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp chúng ta có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Sách còn là nơi tích lũy kiến thức của các nền văn minh trên thế giới, là nơi lưu giữ những thành tựu, di sản tinh thần của nhân loại mang đến cho chúng ta những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh.
Lợi ích của sách
Ai cũng biết rằng sách chứa đựng rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và tích lũy vốn từ vựng phong phú. Vậy tại sao chúng ta không thể duy trì thói quen đọc sách hàng ngày hoặc bất cứ khi nào có thể như một cách tận hưởng cuộc sống? Nó giống như một trải nghiệm phong phú đủ mọi cung bậc trên từng trang sách mang đến cho ta sự thư thái và sảng khoái, nơi mọi nguồn cảm hứng tuyệt vời xuất hiện giúp chúng ta trở thành một con người tốt hơn hoặc có thể là một người thành công hơn. Theo tin tức giáo dục, đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả và thiết thực nhất mà ai cũng có thể làm được. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, là một thói quen tốt giúp não bộ của chúng ta luôn khỏe mạnh và linh hoạt. Khi đọc một cuốn sách, người ta không chỉ cảm thấy mình không còn cô đơn mà còn cảm thấy vô cùng bình tĩnh. Nó có thể cho chúng ta những suy nghĩ cao cả, những ý tưởng làm việc trong nhiều lĩnh vực và những hiểu biết sâu sắc. Những cuốn sách thú vị và bổ ích giống như những người bạn tốt, đặc biệt là đối với những ai yêu thích đọc chúng.
Không chỉ vậy, sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương và thấu hiểu người khác, biết chia sẻ khó khăn với người khác, biết lên án cái xấu. những thói quen, hành vi trái đạo đức, hình thành lối suy nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, lợi ích của bản thân trong quan hệ. quan hệ với lợi ích của những người xung quanh.Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được truyền lại qua hàng nghìn năm. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu văn hóa thế giới, làm giàu vốn hiểu biết của bản thân. Chúng ta cũng nên đọc sách về các lĩnh vực khác trong cuộc sống để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh, hoàn thiện bản thân, phát triển tâm hồn hướng tới những giá trị tốt đẹp.
Bên cạnh đó, đọc sách kích thích dây thần kinh não bộ, giảm chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, giúp não luôn hoạt động và tham gia ngăn ngừa mất năng lượng, lão hóa. Khi đọc, suy nghĩ, trí nhớ tăng khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh. Làm nhiều lần như vậy chúng ta sẽ thông minh hơn.Trong thời buổi công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, học tập và làm việc trên máy tính là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ. Tuy nhiên, khi bạn đọc một cuốn sách, ít nhất bạn sẽ không có phương tiện để lan man về những vấn đề khác, tất cả sự tập trung sẽ dồn vào câu chuyện, vào những chi tiết nhỏ gây tò mò cho bạn. Thói quen này sẽ hình thành khả năng tập trung cao độ trong học tập và làm việc.
Khi bạn đọc nhiều sách hơn, từ vựng và phong cách viết sẽ dần đi vào kiến thức của bạn. Từ đó, bạn sẽ có thể nói trôi chảy và diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc. Đọc càng nhiều sách, bạn sẽ càng học được cách tác giả viết câu, diễn giải, chuyển ý một cách khéo léo và đặt vấn đề một cách logic. Một quá trình đọc lâu dài với sự tập trung và chú ý sẽ giúp bạn xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, bạn sẽ tự tin giao tiếp với những kiến thức tuyệt vời mà bạn đã tích lũy được qua sách vở. Đọc sách cũng giống như việc bạn khám phá những kiến thức mới, thú vị, đồng thời rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề logic và toàn diện. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp bạn học cách phân tích vấn đề của tác giả và áp dụng vào cuộc sống của mình. Khi bạn có một nền tảng tốt về tư duy, về cách nhìn phân tích vấn đề, bạn sẽ có những sáng tạo bất ngờ và thú vị trong những tình huống khó khăn.
Các giải pháp giúp học sinh yêu thích việc đọc sách hơn
Rèn thói quen đọc sách cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Để rèn luyện thói quen đọc sách là việc làm không khó nhưng cũng không dễ. Thói quen này nếu hình thành ngay từ nhỏ sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của học sinh.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đọc sách
Cách thuyết phục hay nhất để tạo thói quen đọc sách cho trẻ là xây dựng thư viện trường học thân thiện. Đó là một không gian học tập mở, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách; tạo điều kiện và để học sinh tích cực tham gia các hoạt động của thư viện; sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả; hỗ trợ cho việc dạy học tích cực, dạy và học mọi lúc, mọi nơi.
Tạo thói quen đọc sách
Bắt đầu từ việc đọc những gì mình thích. Khi tìm hiểu những điều mình quan tâm điều này sẽ tạo việc thích thú, hấp dẫn cho người đọc. Sau khi đã hình thành được thói quen đọc sách chúng ta có thể mở rộng thể loại sách mình đọc, không chỉ đọc những cuốn sách mình thích mà cả những cuốn mình cần, không chỉ những cuốn dễ mà ngay cả những cuốn khó. Dần dần việc đọc sách sẽ trở thành một phần tất yếu của cuộc sống như một thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Tổ chức các hoạt động thư viện nhằm tạo thói quen đọc sách cho học sinh
Xây dựng thời khóa biểu, tổ chức tiết đọc thư viện: Thời gian học của học sinh tiểu học là liên tục, thời gian nghỉ giữa buổi cũng rất ngắn lại còn phải tham gia nhiều hoạt động tập thể khác nên nếu không bố trí tiết đọc vào thời khóa biểu một cách khoa học thì thật khó tổ chức các hoạt động thư viện một cách nền nếp và hiệu quả, khó tạo thói quen đọc sách cho học sinh.
Cắt giảm thời gian dành cho Internet:
Thay bằng việc dành thời gian cho internet để lướt web, xem phim, chơi game hay facebook, zalo… chúng ta có thể cắt giảm thời gian đó và thay bằng việc đọc thêm một vài trang sách mỗi ngà
Tập trung cao độ khi đọc
Khi chúng ta tập trung cao độ cho việc đọc sách thì hiệu quả mang lại mới cao. Vì vậy khi đọc sách cần gạt bỏ các yếu tố gây sao nhãng việc đọc điều này giúp chúng ta tiếp nhận được thông tin, tri thức nhanh hơn, tiết kiệm thời gian đọc hơn.
Đọc, viết và áp dụng
Đọc nhưng cần phải tư duy, sau khi đọc xong phải rút ra được điều gì từ nội dung cuốn sách, chúng ta có thêm kiến thức gì, kinh nghiệm gì cho bản thân để từ đó áp dụng vào cuộc sống, vào công việc. Đọc phải đi liền với áp dụng thì mới phát huy được hiệu quả của việc đọc và giúp chúng ta nhớ được lâu.
Đọc lại nhiều lần
Đọc một lần chúng ta có thể chưa hiểu trọn vẹn được ý nghĩa, giá trị của cuốn sách. Do đó, chúng ta có thể đọc lại nhiều lần để hiểu rõ hơn những thông điệp mà cuốn sách muốn chuyển tải. Tuy nhiên, đọc sách phải có tư duy phản biện, tránh bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên, dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lý thuyết suông.