1. Xây dựng đội ngũ giáo viên lớp 4, 5.
- Ngay từ hè, Ban giám hiệu đã dựa vào năng lực của giáo viên để sắp xếp phân công vị trí, chuyên môn phù hợp với khối lớp 4, 5.
- Giáo viên được phân công tự học, tự đọc sách giáo khoa bộ sách Kết nối tri thức để nắm được chương trình, nội dung. Sau đó so sánh, đối chiếu với chương trình, nội dung, sách giáo khoa cũ để có cái nhìn đa chiều.
- Tập huấn với tổ nhóm chuyên môn, phòng giáo dục, ….
- Soạn giáo án, bài giảng điện tử, phiếu bài tập…
GV khối lớp 4 tập huấn CT GDPT mới 2018
2. Hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- Xây dựng chương trình dạy và kế hoạch cụ thể: Dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh, biện pháp khắc phục, nội dung chương trình cho cả năm học và cho từng thời điểm, lập thời khóa biểu.
- Làm cho bài giảng phong phú hơn, giúp học sinh có hứng thú học và tiếp thu nhanh hơn.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra- đánh giá kết quả việc học tập của học sinh một cách phù hợp.
GV lớp 5 tập huấn sử dụng BTT thông minh
3. Khảo sát để đánh giá năng lực của học sinh:
- Ngay từ đầu năm giáo viên chủ nhiệm làm Phiếu điều tra, các bài Test để phân loại học sinh:
+ Học sinh khuyết tật.
+ Học sinh tăng động giảm chú ý
+ Học sinh cá biệt về đạo đức.
+ Học sinh yếu: có trí nhớ kém, có vấn đề về ngôn ngữ, có vấn đề về khả năng tiếp thu Toán…..
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.
+ Nhóm học sinh dậy thì sớm.
+ Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
4. Đề ra giải pháp với từng nhóm trên
a. Nhóm học sinh cá biệt về đạo đức: Giáo viên tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình: bố mẹ li hôn, gia đình thiếu quan tâm…
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. Đây cũng là một trong những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
b. Nhóm học sinh học yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Trách phân biệt đối xử, hắt hủi những học sinh yếu khiến các em bị hắt hủi, nhụt trí và bị bạn bè xa lánh
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ học sinh bằng những việc cụ thể như sau:
+ Nhờ những bạn giỏi hơn hỗ trợ.
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các em.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
c. Nhóm học sinh có những năng lực đặc biệt.
+ Tìm hiểu xem học sinh có năng lực đặc biệt về môn học nào thì phối hợp với giáo viên bộ môn, trao đổi với bố mẹ các em để phát huy năng lực, sở trường về môn học đó.
+ Khuyến khích học sinh tham gia nhiều sân chơi trí tuệ.