Đối với học sinh lớp 1, dạy tốt môn Tiếng Việt không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các kĩ năng khác. Đây là nét mới, là vấn đề được đặt ra yêu cầu giáo viên phải suy nghĩ tìm tòi, đầu tư nhiều thời gian tâm huyết, để thực hiện có hiệu quả. Hoạt động đọc giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Đọc cũng là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, lớp đầu cấp, việc dạy cho các em biết đọc là rất quan trọng, là nền tảng để hình thành 4 kỹ năng: Đọc - viết - nói - nghe . Bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em, mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Để rèn kĩ năng đọc của học sinh lớp 1, tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Hình thành thói quen học tập có nền nếp.
Vì đối tượng học sinh lớp 1 các em còn non nớt, chưa hình thành được ý thức tự học, việc học ở lớp thì luôn cần có sự hướng dẫn của thầy cô, về nhà cần có sự bảo ban giúp đỡ của cha mẹ. Tuần đầu làm quen với các em tôi đã phân loại các đối tượng học sinh, Sắp xếp chỗ ngồi, ghi lại sơ đồ lớp, nhớ tên học sinh. Cho học sinh tìm hiểu về truyền thống nhà trường, học tập nội quy trường, Đội. Tổ chức cho học sinh tự xây dựng nội quy của lớp. Xây dựng các quy định, quy ước trong lớp học các quy định ký hiệu trong giờ học. Rèn tư thế ngồi đọc, ngồi viết cho các em học sinh.
2. Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, tiếng.
Với học sinh lớp 1 giáo viên mất một tuần đầu làm quen với các em và hướng dẫn các em học các nét cơ bản. Bước sang tuần thứ hai thực học các em được học kiến thức mới, trên cơ sở dạy trên lớp thông qua các giờ học tôi luôn quan sát và lắng nghe cách phát âm của từng em về âm đầu, vần, dấu thanh những em nào còn phát âm chưa đúng để có biện pháp khắc phục từ những lỗi nhỏ nhất cho các em. Để hướng dẫn cho học sinh cách phát âm đòi hỏi bản thân phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm tôi phải phát âm đúng theo bảng chữ cái và phân tích đơn giản để học sinh dễ hiểu tự mình phát âm cho đúng.
3. Hướng dẫn sinh đọc to, rõ ràng. đúng tốc độ
Để giúp học sinh đọc đạt tốc độ tối thiểu 20 tiếng /1 phút ở cuối học kì 1. Giáo viên phải luyện cho học sinh đọc nhiều nhưng không gây áp lực cho học sinh. Khi học sinh phát âm còn nhỏ, đọc bài còn chậm thì giáo viên phải kiên trì cho các em ôn đọc lại đi đọc lại các âm vần đã học nhiều lần.
Đối với các em học sinh nhút nhát hoặc là chưa tự tin, khi hướng dẫn học sinh phát âm phải mở rộng miệng và lưu ý giáo viên phải đứng xa học sinh. Khuyến khích học sinh tương tác lẫn nhau trong học tập. Hoạt động dạy học luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa như vậy thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu không phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên cần chú trọng việc rèn luyện cho các em kĩ năng nghe - nhận xét - sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Tôi áp dụng hình thức này thường xuyên trong các tiết học trở thành thói quen cho học sinh tự điều chỉnh lẫn nhau.
5. Động viên khích lệ kịp thời
Hoạt động dạy học luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen như: “Em đọc tiến bộ rồi, cần cố gắng hơn”, “Cô tin là em sẽ làm được”. Được động viên như vậy học sinh không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được. Từ đó học sinh sẽ quyết tâm và cố gắng hơn. Ngoài ra giáo viên cần động viên các em bằng những phần thưởng nho nhỏ như là 1 quyển vởt hay 1 cục tẩy hoặc một cái bút chì. Dùng những món qùa làm phần thưởng ngay cho các em nếu như em đó có sự tiến bộ.
Điều này đã làm cho học sinh rất thích thú và giờ học trở lên sôi động hơn. Nhờ có sự động viên như vậy về nhà các em tích cực học tập hơn. Từ việc tự học như vậy kết quả học tập ở trên lớp của các em cũng được tăng lên đáng kể.
6. Phối hợp cùng phụ huynh học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh vể chương trình đổi mới của sách giáo khoa và một số lưu ý về cách đọc âm vần trong bảng chữ cái của chương trình Tiếng Việt GDPT 2018 trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp. Ngoài việc đọc trên lớp, tôi còn phối hợp với phụ huynh rèn đọc cho các con ở nhà. Đặc biệt, với những học sinh đọc chưa nhanh, chưa nhớ vần của ngày học hôm đó, tôi trao đổi kịp thời với phụ huynh để bố mẹ rèn thêm cho con tại nhà.