Với mục tiêu Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về kiến thức, phương pháp giảng dạy các môn học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; tác phong chuyên nghiệp trong môi trường giáo dục. Đồng thời còn giúp GVNV trong nhà trường hiểu và nâng cao nhận thức về văn hóa nhà trường trong môi trường giáo dục hiện nay. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đợt tập huấn chuyên môn hè 2022 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong công tác dạy và học trong nhà trường.
Báo cáo viên Phạm Lan Anh – TTCM Khối 4 chia sẻ các nội dung ngắn gọn, sát yêu cầu, đúng trọng tâm môn Tiêng Việt – Phần: “Câu theo mục đích nói”.
Để không khí thêm sôi nổi hơn, báo cáo viên đã gọi đại diện 4 tổ lên thi xem tổ nào viết được nhiều câu nhất và đúng với nội dung của chuyên đề.
Trong chương trình Tiểu học, đối với phần “Câu theo mục đích nói” được làm quen và tìm hiểu các câu sau:
- Câu hỏi ( nghi vấn)
- Câu hỏi với mục đích khác ( dùng để bộc lộ cảm xúc khen, chê; khẳng định, phủ định, nêu yêu cầu...)
- Câu khiến
- Câu cảm
- Câu kể ( trần thuật)
Phần bài học báo cáo viên tổ chức theo hình thức thảo luận nhóm giúp cho các giáo viên cùng củng cố lại phần kiến thức, chia sẻ các cách phân biệt các câu để học sinh không bị nhầm lẫn và sẽ có vốn hiểu biết sâu rộng về nội dung này bởi đây cũng là phần rất quan trọng giúp các con có thể từ đó viết được một bài văn hoàn chỉnh với những câu văn chau chuốt, đúng cấu trúc.
Ngoài ra, cách phân biệt các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? cũng là một nội dung mà giáo viên cần phải nắm chắc để phân biệt rõ ràng cho HS.
+ Dựa vào từ loại của từ đứng trước
VD: Nó bước đi vội vã để kịp giờ vào lớp.
=> Câu kể Ai làm gì? ( “bước đi” – ĐT chỉ trạng thái)
+ Dựa vào mục đích, dụng ý của người nói
VD: Bạn ấy có chiếc cặp rất đẹp.
=> Câu kể Ai thế nào? ( Từ “có, được, bị” là ĐT đặc biệt)
+ Dựa vào chủ thể được nói đến trong câu
VD: Chị Gió thổi nhè nhẹ mơn man cành lá.
=> Câu kể Ai làm gì? ( CN: Chị Gió – được nhân hoá)
Qua đây, chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của câu. Khi chúng ta hiểu tác dung và phân biệt đúng các kiểu câu thì sẽ hiểu được ý của người nói, người viết một cách rõ ràng, chính xác. Bên cạnh đó, còn đặt được câu, viết văn, diễn đạt ý văn phong phú, lưu loát, giàu hình ảnh. Một điều nữa rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta đó là khi chúng ta giao tiếp với vốn từ và câu phong phú thì cực kì hấp dẫn người nghe, sẽ giúp chúng ta tự tin hơn.
Với phương pháp chia nhóm thảo luận và thực hành. Sau mỗi nội dung các nhóm lên trình bày, nhóm còn lại tham gia bổ sung, định hướng và thống nhất cách thực hiện đã được các CBGV tham gia buổi tập huấn thực hiện nghiêm túc, tích cực tương tác và tham gia các hoạt động nhiệt tình, sôi nổi. Sau mỗi phần trao đổi về nội dung, thắc mắc đều có phần bài tập vận dung thực tế trong quá trình giảng dạy được các đồng chí giáo viên làm và chữa bài một cách chủ động và kĩ càng.
Qua buổi tập huấn các đồng chí cán bộ, giáo viên đã được mở mang và trau dồi thêm những kiến thức và cách phân biệt câu. Các thắc mắc và băn khoăn đã được báo cáo viên giải đáp một cách rõ ràng, cụ thể. Những kiến thức tiếp thu được trong buổi tập huấn vô cùng có ích, giúp cho mỗi cán bộ giáo viên biết được cách thức đào sâu, mở rộng kiến thức thêm được những cách thức dẫn dắt học sinh hay và dễ hiểu.
Xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường đã tạo điều kiện tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề cùng với sự hiểu biết sâu rộng của các báo cáo viên để tôi cũng như các giáo viên trẻ khác trong trường có cơ hội học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn.