Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, quản lí thiên nhiên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong đó khẳng định ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển, là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước, làm rõ, phân tích những thách thức và tác động của ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên tới sự phát triển của toàn nhân loại của các quốc gia trong đó có Việt Nam, nhấn mạnh đến những hậu quả và tác động của biến đổi khí hậu, lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường gây ra như: hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm ngập mặn, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn ... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và sự phát triển của đất nước.
Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của pháp luật của nhà nước về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là nội dung nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Những kết quả, thành tựu trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam qua cac chương trình, chính sách, cơ chế, pháp luật được chính phủ ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
Tuyên truyền và nhân rộng mô hình hay, thiết thực, hiệu quả trong các hoạt động, phong trào quân chúng bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm điện nước, giữ gìn trường lớp sạch đẹp để góp phần bảo vệ môi trường.