Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muối vằn đốt người bệnh nhiễm viruts sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo đặc biệt quần áo có mùi mồ hôi, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
Để phòng tránh Muỗi vằn có thể đẻ trứng, sinh sản các thầy cô và học sinh nhà trường đã triển khai dọn vệ sinh trong lớp học, đổ các xô nước thừa khi uống …, và các khu vực có vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh trường như bể nước, chum, vại, xô, chậu hốc cây, các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, máng thoát nước mưa bị tắc... nhổ cỏ, nhặt lá cây khô xung quanh sân trường, thả các vào 2 chậu sen…
Các bạn học sinh đi thu gom rác và úp các vận dụng có thể đọng nước mà ít sử dụng
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy và phòng chống muỗi đốt: Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muối không vào đẻ trứng.
+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, chum, vại….) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
+ Thau, rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, chum, xô, chậu….) hang tuần.
+ Thu, gom và hủy các phế liệu trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ,mảnh chai, mảnh lu vỡ…..dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không cần dung đến.