Một trong những giải pháp tích cực để xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực” là xây dựng “lớp học thân thiện”. Tại trường Tiểu học Đoàn Khuê, CBGVNV cùng các con học sinh đã thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng lớp học thân thiện:
- Trang trí lớp học thân thiện:
Ảnh: Góc thư viện kết hợp góc chia sẻ tâm tư, tình cảm của học sinh.
Ảnh: Bảng nỉ cuối lớp được trang trí theo chủ điểm tháng
Việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh sẽ giúp cho các con biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các con có ý thức gìn giữ trường lớp của mình. Ngoài những quy định về trang trí lớp học của ngành, giáo viên chủ nhiệm còn sáng tạo thêm một số các biểu bảng để trưng bày các sản phẩm của học sinh như các bài văn, bài thơ hay, bài viết chữ đẹp, những tranh vẽ của các con hay các sản phẩm học tập khác. Trong lớp có thể chụp một bức ảnh tập thể lớp cỡ lớn treo ở trung tâm lớp để hằng ngày các con được nhìn thấy hình ảnh của mình cùng các bạn trong lớp, các con có cảm giác mình được sống trong một tập thể tràn đầy tình yêu thương. Qua đó giáo dục các con tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng như giáo dục các con tinh thần đoàn kết trong tập thể.
Ảnh: GV và HS cùng thay đổi cách cư xử
- Sử dụng lời nói, ánh mắt và cử chỉ thân thiện với các con HS: Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của người thầy. Bởi vậy, người giáo viên cần phải sử dụng lời nói sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Khi giao tiếp với học sinh, giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ sao cho các con dễ hiểu nhất, giàu hình ảnh và đạt giá trị biểu cảm cao. Ngoài giá trị nội dung của ngôn ngữ, giáo viên còn phải diễn đạt nó bằng âm điệu phù hợp. Chẳng hạn: Khi giáo viên bước vào lớp, học sinh sẽ đứng dậy chào, câu nói để các con ngồi vào vị trí có thể là “Ngồi xuống!”, cũng có thể là “Tất cả ngồi xuống” hoặc là “Cô mời các con ngồi xuống” nhưng cách nói đầy đủ là “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống!”. Câu nói ấy cùng với làn môi nở nụ cười hiền hậu và ánh mắt thân thiện lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lý, giúp các con thoải mái và tự tin để bắt đầu tiết học.
Khen ngợi là việc làm không thể thiếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Khi học sinh làm được việc tốt thì phải khen ngợi ngay để khích lệ, động viên. Một lời khen có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần so với những lời chỉ trích, chê bai. Đặc biệt với học sinh cá biệt thì lời động viên, khen ngợi như là liều thuốc tinh thần giúp các con thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Khen ngợi kịp thời không những làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà còn là động cơ thúc đẩy quá trình học tập của các con. Trong học tập, sự cần cù có phần bù đắp cho sự thiếu thông minh. Nếu khen ngợi, động viên kịp thời sẽ giúp học sinh ham thích và dẫn tới chăm chỉ trong học tập. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở các con, cho các con hy vọng.
- Tạo tiếng cười trong mỗi tiết học: “Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Tiếng cười trong dạy học – giáo dục sẽ làm tan đi không khí căng thẳng của tiết học. Không những thế, tiếng cười còn tạo ra sự hưng phấn để kích thích suy nghĩ. Những người thông minh thường có tính hài hước, chính sự hài hước lại tác động vào não để kích thích tư duy. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng tính hài hước để thu hút sự chú ý của học sinh, làm tăng tính hấp dẫn của vấn đề cần truyền đạt, giúp quá trình hình thành kiến thức diễn ra tự nhiên và nhẹ nhàng, đcon lại kết quả cao. Bên cạnh đó, không khí lớp học trở nên thân thiện hơn, có hứng thú để bắt đầu cho những tiết học khác.
- Quan tâm và chia sẻ: Giáo viên cần giáo dục các con có thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải nắm được ngày sinh của các con trong lớp và thông báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn của mình. Quà sinh nhật có thể là những lời chúc mừng hay những lời ca tiếng hát của các bạn trong lớp. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm có thể chuẩn bị một món quà nhỏ có thể là quyển vở, hộp màu,…để tặng các con trong ngày sinh nhật. Điều này giúp các con thấy được sự quan tâm của cô giáo và các bạn trong lớp. Từ đó, giúp các con tự tin hơn trong học tập, rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động tập thể.
Giáo viên là người rất gần gũi với học trò, vì vậy hãy cố gắng để các con luôn cởi mở với thầy cô. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của các con. Giáo viên không cần phải che giấu tình cảm của mình với các con, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài con nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi con. Có thể chính các con cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Thầy cô hãy giúp các con nhận ra, phát triển chúng thêm. Hãy cố gắng sống hết mình với các con. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các con nói dối. Thương yêu, công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của mỗi giáo viên.
- Xây dựng nội quy lớp học: Giáo viên thông báo cho học sinh nội dung chính của năm học; nhắc lại nhiệm vụ của học sinh trong Điều lệ trường tiểu học; học sinh chia nhóm thảo luận; các nhóm chia sẻ ý kiến; giáo viên và cả lớp xcon xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả học sinh; thống nhất và xây dựng thành nội quy của lớp; viết và trang trí nội quy lớp.
Việc làm này hết sức có ý nghĩa, đó là: học sinh được tham gia, được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến của mình, ý kiến của các con được lắng nghe và tôn trọng.Giúp các con hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các con đề ra. Giúp các con rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định. Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh. Làm tốt điều này, chúng ta đã khơi dậy sự tự tin trong mỗi con học sinh. Khi đó các con sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập.
- Chia sẻ Hộp thư vui: Mỗi học sinh và giáo viên làm một hộp thư. Hàng ngày, mỗi học sinh và giáo viên ghi những lời khen ngợi, động viên, những lời nhắc nhở,…dành cho bạn, cho học sinh và bỏ vào hộp thư mỗi người. Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt tập thể, tất cả mở ra xcon và đọc cho cả lớp cùng nghe.
Việc làm này giúp học sinh hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản. Tạo điều kiện cho những học sinh ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình qua hộp thư vui. Giúp giáo viên biết được thái độ, tình cảm của học sinh đối với mình. Nếu sai, giáo viên đừng sợ xin lỗi học trò. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của giáo viên trong mắt các con mà thôi.
- Xây dựng hòm thư “Điều con muốn nói”: Chúng ta biết rằng, không phải lúc nào học sinh cũng có thể trực tiếp nói thẳng mong muốn, suy nghĩ của các con với thầy cô giáo, với nhà trường. Vì vậy, thông qua hòm thư “Điều con muốn nói” nhằm giúp các con học sinh tự do bày tỏ những khúc mắc, băn khoăn của bản thân về cuộc sống quanh các con, về trường, lớp, bạn bè và thầy cô.
Làm tốt điều này sẽ giúp giáo viên rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò; giáo viên được lắng nghe những chia sẻ, mong muốn của các con để từ đó kịp thời có những điều chỉnh hợp lý, nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường thân thiện trong lớp học.
- Đôi bạn cùng tiến: trong lớp bao giờ cũng có nhiều đối tượng học sinh, ngoài những học sinh khá - giỏi còn có những học sinh xếp loại trung bình và yếu kém, để các con học sinh yếu kém không bị tự ti, mặc cảm và thụ động trong học tập. Giáo viên nên xây dựng các mô hình học tập như “Đôi bạn điểm 10”, “Đôi bạn cùng tiến”, để cho các con khá - giỏi kèm cặp các con yếu kém.
- “Học mà chơi - chơi mà học”: các con học sinh tiểu học rất thích tham gia các trò chơi. Chính vì vậy việc tổ chức cho các con tham gia vào các trò chơi là một việc làm hết sức cần thiết. Tham gia trò chơi giúp các con rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các con thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các con theo chiều hướng tốt hơn
Ảnh: HS tham gia các trò chơi dân gian trong giờ ra chơi
Đó là một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện mà CBGVNV và HS trường TH Đoàn Khuê đã và đang thực hiện, bởi chúng tôi quan niệm rằng “Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các con là những ngọn đuốc cần được thắp lên”.