- Nguyên nhân
Nguồn nhiệt được tạo ra trong trường học bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do sơ xuất trong việc dùng lửa đun nước, hút thuốc…, do vi phạm quy định về PCCC đốt cỏ, rác (lá cây khô và giấy)... Ngoài ngọn lửa trực tiếp gây ra cháy thì việc sử dụng các thiết bị điện cũng có thể làm phát sinh nguồn nhiệt. Quá trình sử dụng thiết bị điện quá công suất chịu tải của dây dẫn và các thiết bị bảo vệ, sử dụng sai quy định gây ra các hiện tượng quá tải, lâu ngày không kiểm tra đường dây dẫn điện nên bị chạm chập, quá tải, điện trở chuyển tiếp...
Trường học có các khu vực cần chú ý đến việc PCCC nhiều nhất đó là: Khu vực phòng học, phòng Tin, thư viện, khu vực bếp và lán xe giáo viên….
- Khu vực phòng học:
+ Các chất cháy chủ yếu ở đây là bàn, ghế, các thiết bị điện như tivi, quạt, bóng điện.. và các vật tư thiết bị đồ vật khác. Chúng đều là chất dễ cháy, được phân bố trong lớp học và như vậy nguy hiểm cháy lan là rất lớn.
+ Nguồn nhiệt gây cháy được hình thành từ sự cố hệ thống điện (ngắn mạch, quá tải) từ các thiết bị tiêu thụ điện như thiết bị chiếu sáng trên trần nhà, quạt, bóng điện….
- Khu vực các phòng Thư viện, phòng bộ môn, thực hành, thí nghiệm: có bàn ghế, thiết bị điện, máy tính, sách báo, tài liệu tham khảo….đều là các chất dễ cháy.
- Khu vực lán xe GV: chủ yếu là xe máy, ô tô …chất dễ phát sinh cháy là xăng xe…ki phat cháy thì lan nhanh và khó khăn trong dập cháy.
- Khu vực nhà bếp: Ở khu vực này có chất cháy lớn như khí ga. Trong quá trình sử dụng ngọn lửa trần do đun nấu, sự cố thiết bị điện đều có thể làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy..
- Các biện pháp phòng cháy trong nhà trường
Khi chữa cháy cần chú ý:
- Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy
- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy.
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tạị trường; đặc biệt là phương tiện chữa cháy được lắp đặt tại trường.
- Thông báo cho mọi người biết có cháy xảy ra. Báo cháy 114.
- Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn cháy lan và thoát khói sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết ( búa, rìu phá dỡ…) và chọn những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát khói. Sử dụng tia nước đặc từ các lăng chữa cháy để ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy.
- Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các nhóm chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài qua ban công.
3. Các biện pháp cụ thể
a.Đối với nhà trường
- Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Trang bị bảng chỉ dẫn trên đường thoát nạn.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng đường dây điện không để quá tải xảy ra
- Trang bị bảng nội quy PCCC, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra. Phương án phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoặc sau mỗi lần thay đổi phải được bổ sung ngay vào phương án cho phù hợp.
b. Đối với học sinh
- Cấm sử dụng điện tùy tiện. Nếu sử dụng phải có sự giám sát của thầy cô giáo
- Không được nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.
- Tắt hết điện, quạt, các thiết bị điện trước khi ra về. Bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại cuối mỗi buổi học.
- Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng. Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Khi phát hiện có cháy, nổ cần lập tức hô hoán, thông báo cho giáo viên được biết.
- Bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của các thầy cô giáo sơ tán ra khỏi vùng cháy, nổ..