2. Giáo dục pháp luật cho học sinh trực tiếp củng cố động cơ phấn đấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tào của trường phổ thông
GDPL giúp học sinh bước đầu hình thành tính tự nguyện, tự giác, năng lực làm chủ bản thân; coi sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là sự thôi thúc nội tâm. Giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật giúp học sinh nắm vững và biết xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và nội quy, quy định của nhà trường nói riêng,…đồng thời giúp học sinh tự ý thức về mình một cách đúng dắn. Các em có thể tự kiểm tra, tự nhận thức, xét đoán về những suy nghĩ, hành vi, ứng xử pháp luật của mình đối với tập thể, xã hội…
GDPL trực tiếp góp phần xây dựng cho học sinh động cơ, thái độ đúng đắn “phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” (1). Nhờ đó, các em hiểu rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Trong quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường, các em có ý thức, thái độ đúng đắn, tích cực và tự giác. GDPL là quá trình định hướng cho học sinh những thang giá trị, chuẩn mực người công dân trong tương lai khi các em bước vào cuộc sống thực tiển sau này.
3. Giáo dục pháp luật cho học sinh góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và xây dựng tập thể học sinh vững mạnh toàn
GDPL cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh trong xây dựng tập thể học sinh có nề nếp, có tình yêu thương, mẫu mực,...Giáo dục ý thức pháp luật của học sinh là cơ sở để thực hiện nghiêm pháp luật, kỉ luật, xây dựng khối đoàn kết ở tập thể lớp, thể hiện mối quan hệ, tình cảm gần gũi, gắn bó, thương yêu có nguyên tắc, kỉ cương của học sinh. Mọi sự vi phạm nề nếp, pháp luật đều dẫn tới làm giảm uy tín, truyền thống, sức mạnh của tập thể lớp, của nhà trường. Do đó, nếu ở tập thể lớp, việc GDPL cho học sinh ít được quan tâm, thực hiện không thường xuyên, đầy đủ, thì chất lượng giáo dục của tập thể thấp, dẫn đến thường xảy ra các vụ việc vi phạm nội quy, nề nếp, tính đoàn kết, gắn bó trong tập thể giảm. Thông qua GDPL cho học sinh, sẽ trực tiếp định hướng tư tưởng, hành động cho mỗi cá nhân và tập thể, hình thành lối sống có văn hóa, tôn trọng và thực hiện nghiêm nề nếp, nôi quy của nhà trường nói riêng và tôn trọng kỉ cương phép nước nói chung, đấu tranh phòng ngừa loại bỏ những tiêu cực, lạc hậu, trong tập thể lớp và nhà trường.
4. Giáo dục pháp luật cho học sinh góp phần năng cao năng lực tổ chức, quản lý, duy trì kỉ luật, thực thi pháp luật của người công dân trong tương lai
Sau này các em ra trường bước vào đời, trong tương lai sẽ có những học sinh trưởng thành sẽ là những người trực tiếp làm công tác quản lý, chỉ huy ở các ngành nghề khác nhau ở các đơn vị, cơ quan trong các lĩnh vực của đời sống xã hội,.. Chính các em là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến duy trì kỉ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và tổ chức thực hiện mọi nhiêm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Năng lực tổ chức, quản lí, duy trì kỉ luật, thực thi pháp luật của người cán bộ, công chức phụ thuộc một phần rất quan trọng vào công tác GDPL khi còn ở nhà trường. Thông qua GDPL giúp cho học sinh hình thành phẩm chất và kỉ năng hành pháp và tư pháp, phương pháp khoa học trong phân tích, xem xét, đánh giá và giải quyết những mâu thuẩn nảy sinh về kỉ luật trong lãnh đạo, quản lý. Nhờ được GDPL nên khi ra trường trong các quan hệ giao tiếp, các em luôn giữ được phong thái, tác phong chững chạc; làm việc có nền nếp, kế hoạch, có nguyên tắc, nhưng lại rất linh hoạt, ứng biến trong các hoàn cảnh khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT PHÙ HỢP LỨA TUỔI
HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ
- Đối với Nhà trường cần cung cấp kiến thức an toàn giao thông cho giáo viên đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả giảng dạy tại nhà trường. Qua đó giáo viên trang bị kiến thức an toàn giao thông cho học sinh. Thầy cô cần phải là tấm gương về chấp hành quy định về ATGT cho học sinh noi theo. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy an toàn giao thông theo quy định,; Đồng thời, thực hiện lồng ghép tuyên truyền vào các buổi chào cờ đầu tuần; tổ chức mời các chuyên gia về ATGT đến để nói chuyện với các em;
- Đưa việc chấp hành ATGT làm một tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh giá thi đua của nhà trường như: tổ chức cho học sinh, giáo viên ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông Đường bộ và có những chế tài thích hợp trong việc đánh giá, nhận xét cuối năm về hạnh kiểm, đạo đức. Tập trung giáo dục thanh thiếu nhi, mẫu giáo, mầm non hình thành ngay nếp nghĩ, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, giống như một công dân sinh ra phải biết hát Quốc ca. Sắp xếp thời gian để phụ huynh đưa đón các em khoa học, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại cổng trường, tạo được sự đồng thuận trong hội phụ huynh về ATGT.
- Gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho trẻ về việc tham gia giao thông. Những kiến thức bé học được từ bố mẹ trong những năm đầu đời sẽ hằn sâu và theo suốt cuộc đời”, vì vậy cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành luật giao thông từ nhỏ. “Việc giáo dục con cái khi tham gia giao thông một cách cẩn thận, tỉ mỉ từng li từng tí không chỉ liên quan đến tính mạng và tài sản của bản thân mình mà còn liên quan đến nhiều người khác. Những kiến thức giao thông đã “ăn vào máu” từ gia đình truyền đạt trong suốt những năm đầu đời là vô cùng cần thiết.
- Hơn ai hết, cha mẹ là người gần gũi nhất với các em, hiểu biết rõ tâm tư tình cảm của các em và dễ dàng khuyên răn, dạy bảo các em chấp hành pháp luật. Vì vậy cha mẹ là người phải theo dõi hàng ngày khi các em tham gia giao như: đùa giỡn dưới lòng đường, băng qua đường không ngó trước ngó sau, phóng nhanh vượt ẩu, đi xe đạp hàng đôi, hàng ba.
- Phụ huynh tuyệt đối không cho con sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi; phải đội nón bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường bộ và mặc áo phao khi đi trên đường thuỷ. Hơn ai hết phụ huynhphải nghiệm chỉ chấp hành luât giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Bởi các em (đặc biệt là trẻ nhỏ) đều rất tin cha mẹ của mình. Hầu hết các hành vi cha mẹ làm đều được các em mặc định là đúng, xem là chuẩn mực và sẽ thích làm theo. Mặt khác, một khi phụ huynh đã sai thì chắc sẽ không thể nhắc nhở hay dạy bảo các em khi phạm luật vì chính bản thân mình cũng đã làm sai. Phụ huynh phải tự chấp hành tốt luật giao thông; tuyệt đối không vi phạm ATGT dù chỉ là một lỗi nhỏ. Mặt khác, phụ huynh phải cùng tham gia giáo dục ATGT cho các em ngay từ nhỏ.
2. Tuyên truyền Luật trẻ em
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2016 tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Trẻ em 2016 thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của năm 2004. Tên gọi mới này vừa ngắn gọn vừa phản ảnh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi điều chỉnh của luật về đối tượng đặc thù là trẻ em.
Luật Trẻ em gồm 7 chương với 106 điều cụ thể như sau:
+ Chương I về Quy định chung; gồm 11 điều từ điều 1 đến điều 11
+ Chương II Quy định về Quyền và Bổn phận của trẻ em gồm 30 điều từ (từ điều 12 đến điều 41),
+ Chương III Quy định về chăm sóc và giáo dục trẻ em; gồm từ 5 điều từ điều 42 đến điều 46.
+ Chương IV Quy định về Bảo vệ trẻ em gồm 27 điều từ điều 47 đến điều 73.
+ Chương V. Quy định về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em gồm 5 điều từ điều 74 đến điều 78.
+ Chương VI. Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em gồm 24 điều từ điều 79 đến điều 102.
+ Chương VII. Quy định về điều khoản thi hành gồm 4 điều từ điều 103 đến điều 106.